VNA bay thẳng tới Mỹ: trước mắt 2 chuyến/tuần

Tối nay 28/11, chuyến bay lịch sử - VN98 với 150 khách của Vietnam Airlines (VNA) từ TP.HCM sẽ bay thẳng đến San Francisco (Mỹ), đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một hãng hàng không Việt Nam khai thác đường bay thẳng thường lệ tới Mỹ.

Báo Tuổi Trẻ trao đổi với ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc VNA, về quá trình chuẩn bị, kế hoạch khai thác và triển vọng đường bay thẳng Việt - Mỹ.

Ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc VNA. (Ảnh: Lê Tuấn).

 

* Từ 2005, VNA bắt đầu xây dựng đề án khai thác các chuyến bay thẳng thương mại thường lệ tới Mỹ. Hãng đã làm gì để được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cấp chứng chỉ khai thác này? 
- Để được cấp chứng chỉ khai thác thường lệ của FAA, VNA đã làm việc với 9 cơ quan của Mỹ nhằm hoàn tất các thủ tục. 

Qua đó, hãng chứng minh đã đáp ứng được tất cả những yêu cầu khắt khe của FAA như Bộ quy định của FAA, Chương trình an ninh hàng không của Cục An ninh vận tải Mỹ, yêu cầu của Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ... 

Từ đầu tháng 7/2020, VNA đã triển khai kế hoạch xin cấp chứng chỉ của FAA. Nếu cân tài liệu cho cả quá trình này phải lên tới hàng trăm kilôgam.

Trải qua 15 tháng liên tục rà soát, chỉnh sửa nữa, ngày 4/11/2021 hãng đã được FAA cấp chứng chỉ vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ đến Mỹ. Với chứng chỉ này, VNA được khai thác ngay chuyến bay thường lệ đầu tiên mà không vướng bất kỳ thủ tục nào nữa.

* Kế hoạch khai thác các chuyến bay thẳng thường lệ của VNA tới Mỹ thế nào?
- Từ ngày 28/11, VNA khai thác chuyến bay thường lệ đầu tiên giữa TP.HCM và San Francisco với tần suất 2 chuyến/tuần. Đây là các chuyến bay thẳng, thời gian bay chiều đi là 13 tiếng 50 phút, chiều về là 16 tiếng 40 phút.

Sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các đường bay quốc tế của ta được mở lại, hãng sẽ đánh giá nhu cầu thị trường để tăng tần suất lên 7 chuyến/tuần.

VNA cũng đang bàn thảo với nhà chức trách Mỹ về khả năng mở rộng điểm đến thứ 2 ở Mỹ là Los Angeles trong thời gian tới. 

Ngoài ra, chúng tôi cũng hợp tác với các hãng hàng không Mỹ (Delta Air Lines, American Airlines, United Airlines) để mở rộng mạng bán đến hầu hết các điểm nội địa quan trọng của Mỹ và Canada.

Các máy bay thân rộng Boeing 787 - 9 Dreamliner này sẽ được khai thác cho đường bay thẳng thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ - Ảnh: T. Phùng).

* Các hãng bay đều muốn mở được đường bay thường lệ tới Mỹ nhằm khẳng định vị thế của mình. Có phải vì vậy mà VNA quyết định mở đường bay này ngay cả khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp?
- Mở đường bay tới Mỹ là mong muốn của mọi hãng hàng không. Việc này cho thấy vị thế, mức độ phát triển của hãng bay. 

Điều VNA mong mỏi 20 năm nay đã thực hiện được. Tuy nhiên, quyết định khai thác đường bay này dựa trên nhiều yếu tố thuộc về một quá trình chứ không mang tính thời điểm.

Trước dịch COVID-19, thị trường hàng không Việt - Mỹ là một trong những thị trường đầy tiềm năng. Năm 2019, thị trường này đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng trưởng trung bình 8%/năm giai đoạn 2017 - 2019.

Thứ nữa, giao thương Mỹ - Việt liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại 2 nước đạt 90 tỉ USD trong năm 2020 và mục tiêu đạt 100 tỉ USD trong năm 2021.

Thứ ba, số du học sinh Việt Nam tại Mỹ nhiều thứ 6, năm 2020 có gần 24.000 sinh viên đại học. Bên cạnh đó, Việt kiều tại Mỹ đông nhất trên thế giới với khoảng 2,2 triệu người.

Do đó, về mặt thị trường, VNA đánh giá nhu cầu đi lại sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các chính sách nhập cảnh được nới lỏng.

* Vậy lợi ích mà VNA đạt được khi mở đường bay thường lệ tới Mỹ trong lúc số hành khách sụt giảm vì dịch là gì, thưa ông?
- Đại dịch COVID-19 làm thị trường hàng không quốc tế sụt giảm mạnh và dự báo đến năm 2023 mới có thể phục hồi về mức của năm 2019. VNA đang tháo ghế 7 máy bay Airbus A350, Boeing 787 và 6 máy bay Airbus A321 để chở hàng thay vì "nằm đất".

Trong bối cảnh khả năng xử lý máy bay thừa theo phương thức bán hay cho thuê đều khó khăn, việc mở đường bay tới Mỹ, khai thác bằng máy bay thân rộng giúp VNA tăng thêm doanh thu, giảm thiểu thiệt hại tài chính do dư thừa nguồn lực.

Đồng thời, đường bay này cũng thiết lập cầu nối giao thương, đáp ứng nhu cầu hồi hương của cộng đồng người Việt tại Mỹ.

* Vậy hãng có giải pháp gì để không lỗ khi bay thẳng thường lệ tới Mỹ?
- Đến nay vẫn chưa có loại máy bay nào có thể bay đủ tải (khai thác đủ ghế và hàng) để bay thẳng không dừng giữa Việt Nam với Mỹ. Với máy bay Airbus A350 hay Boeing 787 muốn bay thẳng không dừng tới Mỹ phải giảm gần 100 khách mỗi chuyến, chỉ khai thác khoảng hơn 200 khách.

Việc khai thác giảm tải trong bối cảnh thị trường hàng không Việt - Mỹ cạnh tranh bậc nhất khiến việc cân đối thu chi với đường bay này vẫn là thách thức trong thời gian tới. Theo đánh giá của chúng tôi, phải khai thác 5 năm trở lên mới có những bước tích cực hơn.

---------------------------------------------------------------------

Chuyến bay cột mốc
Tối nay 28-11, chuyến bay thẳng thường lệ đầu tiên tới Mỹ của VNA sẽ cất cánh lúc 20h40 từ TP.HCM. Chuyến bay hạ cánh lúc 19h30 ngày 28-11 giờ địa phương tại San Francisco.

Chuyến bay chiều về xuất phát từ San Francisco vào đêm 29-11 (giờ địa phương) và hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất vào sáng 1-12 sau thời gian bay khoảng 16 tiếng 40 phút.

Các chuyến bay thẳng này được khai thác bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner giúp rút ngắn thời gian bay 5 - 6 tiếng so với chuyến bay có quá cảnh tại một điểm.

 

Theo báo Tuổi Trẻ  

Nguồn: http://spirit.vietnamairlines.com/ (Truyen Thong Noi Bo-COMM)

Các tin khác

VNA Group dự kiến mở bán gần 2 triệu ghế dịp Tết Nguyên đán 2022, ưu đãi giá vé chỉ 68.000 đồng

VNA Group dự kiến mở bán gần 2 triệu ghế dịp Tết Nguyên đán 2022, ưu đãi giá vé chỉ 68.000 đồng

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2022, VNA Group (gồm VNA, PA và VASCO) dự kiến sẽ cung ứng gần 2 triệu ghế. Nhân dịp này, VNA đưa ra mức giá vé ưu đãi chỉ 68.000 đồng/chiều (tương đương 643.000 đồng bao gồm thuế, phí) trên nhiều đường bay nội địa.
Xem thêm
VNA bắt tay SpaceSpeakers Group trong chiến lược quảng bá văn hóa và hình ảnh thương hiệu

VNA bắt tay SpaceSpeakers Group trong chiến lược quảng bá văn hóa và hình ảnh thương hiệu

VNA và công ty giải trí SpaceSpeakers Group vừa ký kết thỏa thuận hợp tác để cùng phát triển hoạt động và quảng bá văn hóa giai đoạn 2021 - 2023. Đây là lần đầu tiên Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt tay với một công ty giải trí trong chiến lược lan tỏa văn hóa, đồng thời đổi mới dịch vụ và hình ảnh thương hiệu nhằm mang đến trải nghiệm hiện đại, trẻ trung hơn cho hành khách.

Xem thêm
VNA đạt thỏa thuận hỗ trợ về tái cấu trúc đội tàu bay với Air Lease Corporation

VNA đạt thỏa thuận hỗ trợ về tái cấu trúc đội tàu bay với Air Lease Corporation

VNA và Air Lease Corporation (ALC) vừa ký kết thỏa thuận tái cơ cấu toàn diện liên quan đến việc thuê 18 tàu bay, gồm 12 tàu Airbus A321neo và 06 tàu Boeing B787-10 trong toàn bộ thời hạn còn lại của hợp đồng, cũng như xem xét lại các điều khoản thuê tàu bay dựa trên diễn biến phục hồi kinh tế và hàng không ở Việt Nam và Đông Nam Á. Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao đoàn ALC và chứng kiến VNA trao thỏa thuận với ALC.
Xem thêm
Bay thẳng tới Hoa Kỳ - Hướng tới nâng tầm chính mình

Bay thẳng tới Hoa Kỳ - Hướng tới nâng tầm chính mình

Bay thẳng tới thị trường khó tính, cạnh tranh nhất thế giới có thể chưa mang lại nhiều hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn nhưng chắc chắn sẽ là cơ hội để VNA chuyển biến tích cực chất lượng của chính hãng.
Xem thêm
Cùng VNA bay Mỹ - Những điều bạn cần biết

Cùng VNA bay Mỹ - Những điều bạn cần biết

VNA sẽ sử dụng loại tàu bay nào đến Mỹ, giá vé một chiều khoảng bao nhiêu tiền, tần suất khai thác hay thời gian bay bao lâu... là những điều hành khách cần biết khi bay đến Mỹ cùng VNA.
Xem thêm
 

Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (tên viết tắt VIAGS) được thành lập ngày 01/01/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.